Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Giới thiệu luật căn cước công dân

Rate this item
(0 votes)

 

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân và góp phần quản lý xã hội, kể từ khi thống nhất đất nước đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về căn cước công dân. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở để thực hiện quản lý căn cước công dân. Tính đến hết năm 2013, toàn quốc đã làm thủ tục và cấp được 68.124.934 Chứng minh nhân dân, đạt 96,6% so với tổng số người trong diện cấp Chứng minh nhân dân; trong đó, đổi 18.034.383 Chứng minh nhân dân, cấp lại 16.000.013 Chứng minh nhân dân.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước công dân phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn, nhưng cho đến nay, các quy định này còn tản mạn, chủ yếu được ban hành dưới hình thức nghị định của Chính phủ nên hiệu lực thi hành thấp. Trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân là quyền và nghĩa vụ cơ bản nên cần phải được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao là Luật. Mặt khác, trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là bối cảnh thực hiện hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế và cải cách hành chính đã đặt ra các yêu cầu mới, cụ thể là:

Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là quyền con người, quyền công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm. Căn cước công dân liên quan trực tiếp đến những quyền này; vì vậy, xây dựng Luật căn cước công dân để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến căn cước công dân.

Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước công dân theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới. Trong khi đó, kỹ thuật, công nghệ cấp, quản lý Chứng minh nhân dân còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của nhân dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; hình thức, nội dung của giấy tờ về căn cước công dân chưa phù hợp với quy định của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, cần quy định việc sử dụng thẻ Căn cước công dân theo công nghệ tiên tiến vừa bảo đảm bền, đẹp, chống làm giả, vừa có khả năng tích hợp nhiều thông tin cần thiết để góp phần đơn giản hóa giấy tờ cho công dân, từng bước thực hiện Chính phủ điện tử. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về căn cước công dân tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Luật căn cước công dân để thực hiện các đòi hỏi này cùng với yêu cầu bảo đảm sự đồng bộ với pháp luật về hộ tịch, cư trú, dữ liệu quốc gia về dân cư với trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân đơn giản, thuận tiện, không phiền hà.

Ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật căn cước công dân). Luật gồm 6 chương, 39 điều.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

1. Chương I. Quy định chung

Trong Chương này, Luật quy định một số nội dung mới mà pháp luật hiện hành về căn cước công dân chưa quy định, như nguyên tắc quản lý căn cước công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân, các hành vi bị nghiêm cấm.

Điểm đáng chú ý là Luật căn cước công dân quy định cả về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bởi vì, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc, tập hợp thông tin cơ bản về công dân được dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Chương II. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

a) Về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (Điều 10). Đây là cơ sở dữ liệu dùng chung do Bộ Công an quản lý, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam, gồm 15 trường thông tin: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác (Điều 12). Số định danh cá nhân là số tự nhiên duy nhất cấp cho mỗi công dân và được ghi lên thẻ Căn cước công dân.

b) Về Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành nên Điều 15 Luật căn cước công dân quy định nội dung thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân ngoài các thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn có các thông tin đặc thù khác gồm ảnh chân dung; đặc điểm nhân dạng; vân tay; họ, tên gọi khác; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ; trình độ học vấn; ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

3. Chương III. Thẻ Căn cước công dân và quản lý thẻ Căn cước công dân

Luật lấy tên gọi của giấy tờ về căn cước công dân là thẻ Căn cước công dân để thay cho tên gọi "Chứng minh nhân dân" như hiện nay. Tên gọi này phù hợp với bản chất, nội hàm, giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới sử dụng tên gọi Căn cước công dân.

   

 

Về độ tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân

Điều 19 Luật căn cước công dân quy định công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân để bảo đảm tính ổn định của các thông tin về nhân dạng của công dân đã được quy định trong Luật. Như vậy, đối với người nước ngoài, người không quốc tịch sinh sống tại Việt Nam thì không thuộc đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này, mà được điều chỉnh bởi Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

Pháp luật trước đây quy định thời hạn sử dụng của giấy tờ về căn cước công dân là 15 năm, kể từ ngày cấp. Để giảm bớt việc phải đổi thẻ so với trước đây thì Luật quy định thẻ Căn cước công dân chỉ phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Pháp luật trước đây quy định thời hạn sử dụng của giấy tờ về căn cước công dân là 15 năm, kể từ ngày cấp). Đồng thời, Luật cũng quy định trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

Điều 20 Luật căn cước công dân khẳng định rõ giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân; theo đó, thẻ Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ này được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin trên thẻ. Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ.

Về trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Luật quy định một số nội dung nhằm loại bỏ các giấy tờ không cần thiết khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo đó, công dân đến làm thẻ Căn cước công dân chỉ cần kê khai vào tờ khai cấp thẻ Căn cước công dân theo mẫu quy định. Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân phải kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân mà không được yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu như hiện nay; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì mới phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. 

Về thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân, người đến làm thủ tục chỉ cần điền vào tờ khai theo mẫu quy định mà không cần xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn vì các thông tin về công dân đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Quy định này sẽ tạo thuận tiện hơn cho công dân để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Một điểm mới đáng chú ý khác là Luật quy định trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm đó và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân không phải đến lấy thẻ Căn cước công dân tại nơi làm thủ tục.

Về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Pháp luật trước đây chỉ quy định công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân ngày càng tăng của công dân, Luật căn cước công dân quy định công dân có thể lựa chọn một trong các nơi dưới đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

- Ngoài ra, Luật còn quy định cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, công dân có thể lựa chọn nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định trên mà không phụ thuộc vào nơi cư trú. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi lớn cho công dân, nhất là đối với những người đi làm ăn ở địa phương xa nơi thường trú của mình, họ có thể đến ngay cơ quan quản lý căn cước công dân nơi gần nhất để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân mà không nhất thiết phải trở về nơi thường trú để thực hiện.

4. Chương IV. Bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

Pháp luật trước đây quy định công dân phải nộp lệ phí khi được cấp, đổi, cấp lại giấy tờ về căn cước công dân (Chứng minh nhân dân). Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, Điều 32 Luật căn cước công dân quy định công dân không phải nộp lệ phí khi cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu; đổi thẻ Căn cước công dân khi đến tuổi đổi thẻ theo quy định của Luật hoặc có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân khác thì mới phải nộp lệ phí.

5. Chương V. Hiệu lực thi hành

Bổ sung Trách nhiệm quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, nhằm tăng cường quản lý về căn cước công dân, phân định rõ trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý căn cước công dân.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.

Nội dung chi tiết của Luật vui lòng xem bên dưới.

 

Phòng Hành chính tổng hợp

 

 

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI