Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Lao động nam được hưởng chế độ thai sản từ ngày 01/01/2016

Rate this item
(0 votes)

Sau 7 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách an sinh xã hội của nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập như: Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn chậm, đặc biệt là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội xảy ra còn khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 70% tổng số nợ); một số quy định trong chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành không còn phù hợp với thực tế, bộc lộ những hạn chế, bất cập; quy định về thủ tục, hồ sơ tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội còn chưa thật thuận tiện; quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng nhanh.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, để khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, kịp thời thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội thì việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là cần thiết, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 20/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

NỘI DUNG CƠ BẢN; NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm 9 chương 125 điều, được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

1. Về phạm vi điều chỉnh

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không áp dụng đối với bảo hiểm thất nghiệp do bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định trong Luật Việc làm.

2. Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

- So với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 bổ sung thêm 03 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 01/01/2018);

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (áp dụng từ 01/01/2018).

- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện theo hướng không khống chế tuổi trần tham gia.

3. Bổ sung quyền khởi kiện ra Tòa án của tổ chức công đoàn đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động.

4. Bổ sung thêm các quyền của người lao động như:

- Quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

- H­ưởng bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

-Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

- Được cơ quan bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động định kỳ 06 tháng cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội.

5. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

- Bỏ quy định người sử dụng lao động bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của ng­ười lao động trong thời gian ngư­ời lao động làm việc (giao người lao động giữ sổ bảo hiểm xã hội);

- Bổ sung trách nhiệm về định kỳ 06tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp.

6. Bổ sung trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

+ Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

+Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

7. Về chế độ ốm đau

- Sửa đổi quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày đã hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Tăng mức trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ 45% lên 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (hiện hành quy định bằng 25% nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình và bằng 40% nếu nghỉ tại cơ sở tập trung).

10. Về chế độ thai sản

- Sửa đổi quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.

- Bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 05 ngày làm việc trong trường hợp sinh thường; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

- Bổ sung quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thay vì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con như Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

- Bổ sung chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và người mẹ nhờ mang thai hộ.

- Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội (02 lần mức lương cơ sở).

- Sửa đổi quy định mức hưởng một ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày (hiện hành chia cho 26 ngày).

 - Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản (5-10  ngày trong vòng 30 ngày đầu hết thời gian nghỉ thai sản) một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (trước đây là 25% mức lương cơ sở  nếu nghỉ tại gia đình, 40% nếu nghỉ tại cơ sở y tế tập trung).

11. Về chế độ hưu trí

- Điều kiện hưởng lương hưu:

Có lộ trình tăng dần tuổi hưởng lương hưu đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% từ nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi lên 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ (từ 01/01/2016 đến 2020).

- Tỷ lệ hưởng lương hưu:

+ Quy định có lộ trình tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%, tiến tới người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% (từ 01/01/2018).

+ Sửa đổi quy định giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi quy định từ 1% lên 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.

- Bảo hiểm xã hội một lần:

+ Sửa đổi quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng chỉ giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc ra nước ngoài để định cư hợp pháp. Bổ sung trường hợp được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần đối với bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế (kể cả trường hợp có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên).

+ Tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1,5 tháng lên 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần:

Sửa đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo hướng có lộ trình tiến tới tính bình quân toàn bộ thời gian đóng như người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Cụ thể:

+ Đối với người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn tính bình quân 5 năm, 6 năm, 8 năm hoặc 10 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu như Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

+  Đối với người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+  Đối với người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

+  Đối với người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

- Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội:

+ Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành thì việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội vẫn thực hiện như quy định hiện hành.

+ Đối với người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật này có hiệu lực thi hành thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ áp dụng cho mọi người lao động, không phân biệt người lao động thuộc khu vực nhà nước hay ngoài nhà nước.

- Chế độ hưu trí đối với người bị phạt tù giam, ra nước ngoài để định cư:

+ Đối với người đang hưởng lương hưu hoặc đủ điều kiện hưởng lương hưu mà bị phạt tù giam thì cũng được hưởng lương hưu.

+ Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đã hưởng lương hưu.

12. Về chế độ tử tuất

- Sửa đổi quy định điều kiện hưởng trợ cấp mai táng đối với thân nhân người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;

- Bổ sung quy định cho phép thân nhân người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Tăng mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi (hiện hành là 1,5 tháng).

13. Về quỹ bảo hiểm xã hội

- Bổ sung phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

- Về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: sửa đổi quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo hướng:

+ Từ ngày luật này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

14. Về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội

- Bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Sửa đổi quy định về việc nộp số tiền lãi đối với số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 01 lần mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm lên bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

15. Về điều khoản thi hành

- Quy định cụ thể hơn việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng bảo hiểm xã hội; phụ cấp khu vực hàng tháng đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đang hưởng phụ cấp khu vực hằng tháng.

- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Riêng người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được thực hiện kể từ ngày 01/01/2018.

Nội dung chi tiết của Luật vui lòng xem bên dưới

                                                          Phòng Hành chính tổng hợp

 

 

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI