Theo “truyền thuyết” kể rằng, khoa Nông nghiệp – Công nghệ thực phẩm được xem là một trong những khoa “giàu có” nhất của trường Cao đẳng Kiên Giang. Quả thực, không “giàu có” sao được khi khoa sở hữu riêng cho mình một cơ sở phục vụ đào tạo rộng đến hàng ngàn mét vuông, nào là khu thực hành, thực nghiệm, nào là khu nông trại, nhà kính, nào là hệ thống máy móc, thiết bị đa dạng, phong phú. Đặc biệt hơn nữa, ở nghề Bảo vệ thực vật, người học sẽ được ưu đãi giảm đến 70% học phí, chỉ còn hơn 1.000.000 đồng/ học kỳ, đáp ứng tối đa nhu cầu về chi phí học tập của mọi thí sinh.
Với đặc trưng ngành nghề là thiên về ứng dụng, nghiên cứu, các bạn sinh viên sẽ thường xuyên trải nghiệm những giờ thực hành vô cùng sinh động và lý thú. Chính vì tay nghề được rèn luyện xuyên suốt trong quá trình học, sinh viên của khoa rất được các nhà tuyển dụng săn đón, nhiều bạn đã được trả mức lương khá cao ngay trong quá trình thực tập và sau khi tốt nghiệp.
Năm 2021, trường tuyển sinh lĩnh vực Nông nghiệp – Công nghệ thực phẩm ở cả 02 trình độ Cao đẳng và Cao đẳng 9+ bao gồm các ngành như sau: Nuôi trồng thủy sản, Bảo vệ thực vật, Dịch vụ thú y (Chăn nuôi – Thú y), Nông nghiệp công nghệ cao, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch. Với chương trình Cao đẳng 9+, người học sẽ được miễn 100% học phí trung cấp và chi phí ký túc xá. Trong quá trình đào tạo, sinh viên thường xuyên được tham quan thực tế các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh, đồng thời còn có riêng 01 học kỳ thực tập tại các doanh nghiệp là đối tác của KGC, mở rộng cơ hội có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Cổng đăng ký trực tuyến vẫn đang sẵn sàng, nhanh tay đăng ký xét tuyển và sớm trở thành tân sinh viên của khoa Nông nghiệp – Công nghệ thực phẩm các bạn nhé. Đăng ký vô cùng dễ dàng ngay tại đây:
ĐĂNG KÝ CÀNG SỚM – CƠ HỘI TRÚNG TUYỂN CÀNG CAO!
1. Mô tả ngành nghề - Vị trí việc làm:
Nuôi trồng thủy sản
Sau khi học xong, người học có khả năng chuẩn bị được các công trình ương nuôi thủy sản, sử dụng hiệu quả thức ăn, thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, quản lý được môi trường ương nuôi, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; thực hiện được những kỹ thuật trong phòng thí nghiệm; thực hiện qui trình sản xuất giống và nuôi các loài cá, tôm, cua,... có giá trị; biết lập kế hoạch, giám sát thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện qui trình sản xuất thủy sản và phòng trị bệnh trên thủy sản nuôi.Nghề nuôi trồng thủy sản có phạm vi hoạt động rộng các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ ven biển, các trạm, trang trại và doanh nghiệp.
Vị trí việc làm:Kỹ thuật viên trực tiếp thực hiện, giám sát, quản lý và tư vấn kỹ thuật ở tất cả các doanh nghiệp sản xuất giống và nuôi thủy sản; kỹ thuật viên phòng thí nghiệm; nhân viên tư vấn kỹ thuật nuôi thủy sản; nhân viên bán vật tư và thiết bị thủy sản; tự mở đại lý kinh doanh.
Bảo vệ thực vật
Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, Quốc phòng an ninh và kỹ năng rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, nghề nghiệp và học tập nâng cao. Người học sau khi tốt nghiệpcó kiến thức quản lý các loại dịch hại trên cây trồng, áp dụng những biện pháp phòng trị sinh học đối với các loài dịch hại, sử dụng thành thạo nông dược bảo vệ cây trồng, xây dựng được những trang trại cây trồng theo hướng bền vững, đồng thời có khả năng nghiên cứu tìm ra các giải pháp xử lý các vấn đề trong bảo vệ thực vật.
Vị trí việc làm: Nhân viên tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực Bảo vệ thực vật; Kỹ thuật viên cáchợp tác xã, trang trại, các công ty vàcác hộ gia đình; Kỹ thuật viên hoặc nghiên cứu viên trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ở các cơ sở, các viện, các trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm giống cây trồng; Tự xây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và có khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên ngành bảo vệ thực vật.
Lưu ý: Ngành này được giảm 70% mức học phí
Dịch vụ thú y
Người học sẽ được cung cấp kiến thức về thuốc thú y, các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và các phương pháp chẩn đoán phòng trị bệnh trên vật nuôi; sử dụng các dụng cụ thiết bị trong chẩn đoán điều trị bệnh trên vật nuôi, trực tiếp triển khai chăn nuôi và theo dõi đánh giá sức khỏe vật nuôi cũng như đề xuất phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, người học có cơ hội tiếp cận các công việc thực tế tại các trang trại chăn nuôi hiện đại.
Vị trí việc làm:Chi cục thú y tỉnh hoặc trạm thú y ở các huyện; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; trung tâm khuyến nông; trang trại nông trường sản xuất; cơ sở, doanh nghiệp sản xuất con giống, thuốc thú y; Hội nông dân tỉnh; Mở cửa hàng kinh doanh thuốc, các sản phẩm thú y, dịch vụ điều trị thú y tư nhân; Kỹ thuật viên cho các trại, các doanh nghiệp chăn nuôi toàn quốc.
Nông nghiệp công nghệ cao
Sinh viên được trang bị các kiến thức về sinh lý cây trồng và vật nuôi, cũng như đặc tính, tác dụngcác loại thuốc và hoá chất sử dụng trong nông nghiệp. Tổng hợp được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cây trồng - vật nuôi; lựa chọn những phương án phòng ngừa bệnh hiệu quả; tổ chức tốt các hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Ngoài ra sinh viên còn được trang bị các kỹ năng thực hiện và vận hành các thiết bị trong quy trình sản xuất cây trồng và vật nuôi ứng dụng công nghệ cao; Tổ chức và điều hành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội và hỗ trợ thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành ở quy mô nhỏ và vừa.
Vị trí việc làm: Kỹ thuật viên ở các cơ sở, trang trại và hợp tác xã nông nghiệpcông nghệ cao; Nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước ngành Nông nghiệp, tham gia các dự án phát triển nông nghiệp, các viện, trung tâm giốnggiốngcây trồng vật nuôi, công ty thuốc và hoá chất nông nghiệp….; Kỹ thuật viên thực hiện hoặc giám sát trực tiếp vận hành hoạt động sản xuất trong các hệ thống nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao; Tự tạo công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Có khả năng học tập nâng cao trình độ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Công nghệ thực phẩm
Sau khi học xong, người học có khả năng tổ chức, quản lý, thực hiện quy trình chế biến lương thực thực phẩm; kiểm định chất lượng sản phẩm; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; phân tích và xác định được các chỉ tiêu vi sinh, hóa sinh, hóa lý và cảm quan của thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới...
Vị trí việc làm:Nhân viên tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; các doanh nghiệp, công ty chế biến thực phẩm...; cán bộ kỹ thuật phụ trách bảo quản mặt hàng thực phẩm công nghệ trong các hệ thống siêu thị; nhân viên phân tích kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh ở các phòng phân tích, trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm.
Công nghệ sau thu hoạch
Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về: phân tích, kiểm tra và giám định chất lượng nông hải sản, thực phẩm; kiến thức về bảo quản, chế biến các sản phẩm từ động thực vật. Vận dụng được kiến thức về vi sinh thực phẩm, hóa học thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm, thiết bị thu hoạch và bảo quản nông sản để giải thích các cơ chế của quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm; tính toán các quá trình kỹ thuật trong chế biến thực phẩm; kỹ năng xử lý, bảo quản nguyên liệu; chế biến thực phẩm từ các sản phẩm động, thực vật; kỹ năng phát hiện và đề xuất các giải pháp hạn chế hao hụt và hư hỏng trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; kỹ năng kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng nguyên liệu, phẩm thực phẩm sau thu hoạch.
Vị trí việc làm: Nhân viên phòng quản lý chất lượng, phòng kỹ thuật, quản lý sản xuất của các công ty/doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản, thủy sản, súc sản, lương thực, thực phẩm; nhân viên quản lý tại các nông trại hoặc cơ sở thu mua, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm và thủy sản,...tự lập doanh nghiệp hoặc cơ sở chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm, cơ sở thu mua và kinh doanh rau quả, thủy hải sản.
Chăn nuôi - Thú y
Người học được đào tạo về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng vật nuôi; Dinh dưỡng và chế biến thức ăn; Phân loại và sử dụng thuốc thú y; Công tác phòng trừ và quản lý các đối tượng dịch bệnh trên vật nuôi.
Vị trí việc làm: Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại Chi cục thú y tỉnh hoặc trạm thú y ở các huyện; Trung tâm khuyến nông; Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cơ sở, doanh nghiệp sản xuất con giống, thuốc thú y trong và ngoài tỉnh; Các Công ty thức ăn gia súc, thuốc thú y hoặc tự mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, thức ăn gia súc.
2. Điều kiện xét tuyển:
Trình độ Cao đẳng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên.
Trình độ Cao đẳng 9+: Tốt nghiệp THCS hoặc đã hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12.
3. Tiêu chí xét tuyển:
Trình độ Cao đẳng: Xét điểm trung bình cả năm lớp 12 hoặc điểm trung bình cộng của điểm trung bình cả năm lớp 11 và học kỳ 1 – lớp 12
Trình độ Cao đẳng 9+: Xét điểm trung bình cả năm lớp 9.
4. Ưu điểm và lợi thế khi học chương trình Cao đẳng tại trường Cao đẳng Kiên Giang:
- Học phí hợp lý, tạo điều kiện tối đa để các bạn trẻ theo đuổi ngành nghề yêu thích. Thực hiện xét miễn, giảm học phí và các chế độ ưu tiên cho sinh viên theo qui định hiện hành.
- Chương trình học có thời lượng thực hành cao. Thời gian học được tối ưu hóa, người học được liên thông lên Đại học ngay từ khi học xong năm nhất Cao đẳng.
- Trang bị cho sinh viên đầy đủ các kỹ năng mềm; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
- Có nhiều học bổng khuyến khích cho HSSV học khá, giỏi, xuất sắc theo chỉ tiêu và xét học bổng cho HSSV nghèo hiếu học. Ngoài ra còn có học bổng theo tiêu chuẩn của cá nhân hoặc doanh nghiệp tài trợ suốt quá trình học.
- Ký túc xá 1.000 chỗ cho HSSV học tập tại trường (miễn phí hoàn toàn đối với sinh viên Cao đẳng 9+ và chi phí chỉ 50.000 đồng/ tháng đối với sinh viên Cao đẳng)
- Nhà trường thực hiện liên kết đào tạo và hợp tác tuyển dụng với trên 500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Sinh viên thường xuyên được đi tham quan thực tế và được dành riêng 01 học kỳ để thực tập tại doanh nghiệp nhằm tiếp cận môi trường làm việc. Trong quá trình thực tập doanh nghiệp, nếu HSSV có ý thức kỷ luật tốt, phẩm chất và kỹ năng tốt thì sẽ được ưu tiên bố trí việc làm tại doanh nghiệp, đơn vị sau khi tốt nghiệp.
- Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm ổn định là 95%, phần còn lại tự mở dịch vụ hoặc tiếp tục học liên thông lên đại học tại trường.
Phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế