Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Với tài nguyên có sẵn, ngành thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tạo ra nguồn thu nhập lớn, đồng thời mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Hiện tại, nhu cầu nhân lực của ngành rất cao và trong tình trạng cung không đủ cầu – tức là kỹ sư nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường luôn được các doanh nghiệp nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản săn đón, sẵn sàng chi ra số tiền lớn để chiêu mộ.
Tuy nhiên, trái ngược với tốc độ phát triển thì đội ngũ nhân lực của ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thường xuyên xảy ra tình trạng “thừa việc làm nhưng thiếu người học”. Mặc dù đầu ra được đảm bảo nhưng đầu vào của ngành lại chưa cao, một trong những nguyên nhân là do các bạn trẻ chưa hiểu hết về ngành học cũng như còn lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp.
Thực tế, Nuôi trồng thủy sản là ngành học rất tiềm năng, mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội khởi nghiệp kinh doanh cho các bạn trẻ. Hầu hết sinh viên ra trường đều có công việc ổn định và đạt được mức lương cao (trung bình trên 10 triệu đồng/ tháng).
Nghề Nuôi trồng thủy sản đào tạo chuyên sâu hai lĩnh vực chính: Kỹ thuật nuôi, sản xuất giống cá, giáp xác nước ngọt và nước lợ, mặn. Đào tạo thực hành thành thạo công tác kiểm tra, giám sát, cải tạo ao nuôi, chăm sóc và quản lý dịch bệnh trên thủy sản với qui mô nuôi công nghiệp tại các doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ làm việc được ở tất cả các doanh nghiệp nuôi thủy sản với qui mô công nghiệp; Tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh vật tư thủy sản, cung cấp con giống và tư vấn kỹ thuật cho người nuôi.
Một số hình ảnh sinh viên học tập ngành Nuôi trồng thủy sản tại Khoa Nông Nghiệp – Công nghệ thực phẩm, Trường Cao đẳng Kiên Giang:
Một số hình ảnh sinh viên đi tham quan và làm việc thực tế doanh nghiệp:
Khoa Nông nghiệp - Công nghệ thực phẩm