Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Quy định đào tạo tiếng Anh hệ TCCN, TCN, Cao đẳng, Cao đẳng nghề

Rate this item
(0 votes)

QUY ĐỊNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH

(Ban hành theo Quyết định số ………../QĐ-KTKT ngày ……./…../2012

của Hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang)

__________________

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này được áp dụng cho tất cả học sinh – sinh viên ở các bậc đào tạo từ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề hệ chính quy tuyển sinh nhập học từ năm học 2011-2012.

Điều 2.Mục tiêu của chương trình học tiếng Anh

Nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giúp cho học sinh - sinh viên trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế.

Điều 3.Nội dung và thời gian giảng dạy:

Chương trình môn học tiếng Anh được thiết kế theo cấp trình độ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ từ cấp trình độ sơ cấp đến cấp trình độ sử dụng cao

1.     Đối với bậc Cao đẳng và Cao đẳng nghề:

Chương trình môn học tiếng Anh được thiết kế gồm 3 học phần: Anh văn 1, Anh văn 2 và Anh văn 3. Mỗi học phần có thời lượng 60 tiết, tổng thời lượng 180 tiết.

2.     Đối với bậc TCCN và TCN:

Chương trình môn học tiếng Anh được thiết kế gồm 2 học phần: Anh văn 1 và Anh văn 2. Mỗi học phần có thời lượng 60 tiết, tổng thời lượng 120 tiết.

 

Điều 4.Yêu cầu đối với học sinh - sinh viên

1.     Tất cả các học sinh – sinh viên trước khi vào học học phần Anh Văn đều phải làm bài kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh. Dựa vào kết quả kiểm tra, học sinh – sinh viên sẽ được xếp vào lớp học phù hợp với trình độ. Ở mỗi một cấp học phần,  học sinh – sinh viên được theo dõi và đánh giá kết quả học tập qua các bài kiểm tra quá trình và kiểm tra kết thúc học phần.

2.     Nội dung bài đánh giá cấp trình độ sử dụng tiếng Anh của học sinh - sinh viên gồm có:

a.     Phần nghe: Nghe và nhận thông tin đúng từ hình; nghe và chọn được câu trả lời đúng với câu hỏi; nghe và xác định được thông tin chi tiết của bài hội thoại và bài nói ở trình độ sơ cấp.

b.     Phần đọc hiểu: Đánh giá các điểm ngữ pháp cơ bản; kỹ năng đọc lướt để lấy ý chính, đọc tìm thông tin chi tiết trả lời câu hỏi ở trình độ sơ cấp.

3.     Các học sinh – sinh viên không đạt trình độ sơ cấp sẽ đăng ký học Anh văn trình độ sơ cấp tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.  Sau khi học sinh, sinh viên đạt trình độ sơ cấp theo quy định sẽ được bố trí vào học phần Anh văn 1. Tổng thời lượng giảng dạy sơ cấp là từ 30 đến 45 tiết

4.     Các học sinh – sinh viên đạt trình độ sơ cấp ở bài đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh sẽ bố trí học học phần Anh văn 1.

 

Điều 5.Chuẩn đầu ra:

1. Đối với bậc TCCN và TCN:  học sinh – sinh viên đạt chuẩn đầu ra học phần Anh văn 2 các kỹ năng cơ bản phải đạt:

1.1. Kỹ năng Nghe và Nói:

-         Hiểu những từ khoá quan trọng, các cấu trúc và các câu ngắn thuộc những chủ đề quen thuộc;

-         Hiểu những bài phát biểu, đoạn hội thoại dài khi diễn giả nói với tốc độ chậm vừa phải, thường xuyên nhắc lại thông tin nhiều lần và sử dụng những gợi ý về ngữ cảnh;

-         Có khả năng nghe hiểu và thực hiện theo chỉ dẫn phức tạp nhưng có kèm gợi ý trực quan và minh hoạ bằng hàng động;

-         Ứng dụng được các đoạn hội thoại ngắn, mang tính xã giao thông thường;

-         Nghe hiểu và trả lời những câu chào hỏi trong giao tiếp xã giao với lượng từ vựng hạn chế;

-         Đặt những câu hỏi yêu cầu làm rõ thông tin khi cần thiết;

-         Đặt câu hỏi xin trợ giúp và chỉ dẫn khi cần thiết;

-         Hiểu và thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản trong môi trường và ngữ cảnh quen thuộc;

-         Hiểu và trả lời các câu hỏi cơ bản, và các dạng câu hỏi “WH”.

1.2. Kỹ năng đọc: 

-         Đọc những đoạn thông báo ngắn như thư điện tử, bản fax, lịch làm việc, thông báo;

-         Hiểu quan hệ giữa âm thanh và các ký tự cũng như các quy luật cấu tạo từ cơ bản;

-         Có khả năng suy luận các âm vị với cấu tạo từ liên quan;

-         Có thể hiểu các ký tự viết tắt phổ biến;

-         Có khả năng đọc được tên gọi của những đồ vật, địa điểm, thực phẩm, sự kiện quen thuộc (ví dụ như sinh nhật, năm mới, các kì nghỉ, lễ tết) và tên nghề nghiệp (ví dụ như nhân viên văn phòng, thư kí, thợ cơ khí, nhân viên quét dọn, lái xe, giáo viên, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên);

-         Có khả năng đọc các tiêu đề và đề mục thường gặp.

1.3. Kỹ năng viết: 

-         Viết các câu văn ngắn, dễ hiểu;

-         Viết các đoạn thông tin đơn giản, dễ hiểu về bản thân;

-         Điền thông tin đơn giản để trả lời các bản khai theo mẫu có sẵn;

-         Viết những đoạn tin nhắn điện thoại ngắn, dễ hiểu;

-         Sao chép những thông tin cơ bản vào các bản khai;

-         Sử dụng đúng các quy tắc chính tả và dấu câu ở trình độ vừa phải. 

2. Đối với bậc Cao đẳng và Cao đẳng nghề: Học sinh – sinh viên đạt chuẩn đầu ra học phần Anh văn 3 các kỹ năng cơ bản phải đạt:

2.1.   Kỹ năng Nghe và Nói:

-         Hiểu những từ khoá quan trọng, các cụm từ theo cấu trúc có sẵn và các đoạn văn ngắn về những chủ đề quen thuộc một cách tự nhiên và với độ chính xác cao hơn;

-         Hiểu bài phát biểu hoặc đoạn hội thoại dài khi diễn giả nói với tốc độ vừa phải, thường xuyên nhắc lại các thông tin và ít phải dựa vào ngữ cảnh;

-         Theo dõi và thực hiện theo những chỉ dẫn phức tạp, giảm dần sự phụ thuộc vào những hình ảnh hay hành động minh hoạ và hiểu nhiều hơn lời nói của người hướng dẫn;

-         Tham gia vào các đoạn hội thoại xã giao ngắn, thông thường với lượng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp sử dụng còn hạn chế, song có chú ý nhiều hơn đến việc dùng từ và ngữ điệu phù hợp khi nói;

-         Đặt các câu hỏi hoàn chỉnh nhằm yêu cầu giải thích rõ thông tin khi cần thiết;

-         Đặt câu hỏi hoàn chỉnh xin trợ giúp và chỉ dẫn khi cần thiết;

-         Hiểu và thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản trong môi trường và ngữ cảnh quen thuộc;

-         Hiểu và trả lời các câu hỏi cơ bản – câu hỏi “Wh” với vốn từ phong phú hơn.

-         Miêu tả trách nhiệm công việc và quá trình học tập của bản thân. Thảo luận về dự án trong quá khứ, và tương lai, bố trí kế hoạch du lịch qua điện thoại.

2.2 Kỹ năng đọc: 

-         Áp dụng quy tắc giữa âm thanh và chữ viết để đánh vần, phát âm những từ vựng mới biết;

-         Đọc hiểu những chữ hoặc các câu đơn giản;

-         Phân biệt cách dùng những dấu câu cơ bản như dấu phảy, dấu chấm câu;

-         Phân biệt và sử dụng những ký hiệu viết tắt thông thường như chức danh (title), đường phố (st-street, rd-road), điện thoại (tel- telephone), thư điện tử (email-electronic mail);

-         Phân biệt và suy luận ý nghĩa của những kí hiệu mang tính quốc tế cho những đồ vật hoặc địa điểm phổ biến như nhà vệ sinh, nhà hàng, bệnh viện, trường học và bến xe buýt;

-         Sử dụng vốn từ vựng tăng về các chủ đề như đồ vật, địa điểm, thực phẩm, sự kiện quen thuộc (ví dụ như sinh nhật, năm mới, các kì nghỉ, lễ tết) và tên nghề nghiệp (ví dụ như nhân viên văn phòng, thư kí, thợ cơ khí, nhân viên quét dọn, lái xe, giáo viên, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên);

-          Có khả năng đọc các tiêu đề và đề mục thường gặp.

2.3 Kỹ năng viết: 

-         Viết các câu văn ngắn, dễ hiểu;

-         Viết các đoạn thông tin đơn giản, dễ hiểu về bản thân;

-         Viết miêu tả  về một vấn đề, một sự viêc, và mẫu đơn xin việc đơn giản

-         Viết những đoạn tin nhắn điện thoại ngắn, dễ hiểu;

-         Sao chép những thông tin cơ bản vào các bản khai;

-         Sử dụng đúng các quy tắc chính tả và dấu câu với độ chính xác cao hơn. 

 

Điều 6. Đánh giá kết quả học tập:

1.     Đánh giá theo thang điểm 10.

2.     Đánh giá điểm tổng kết học phần, môn học: thực hiện theo đúng quy chế của từng bậc đào tạo, bao gồm điểm quá trình và điểm kết thúc học phần.

-         Điểm quá trình: đánh giá 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Tối thiểu 6 bài kiểm tra thường xuyên và 2 bài kiểm tra định kỳ (Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề), 4 bài kiểm tra định kỳ (Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp)

-         Điểm thi kết thúc học phần: Đánh giá 2 kỹ năng Đọc hiểu và Nghe hiểu theo tỷ lệ  kỹ năng Đọc  hiểu (60 %) và kỹ năng Nghe hiểu (40%).

3.     Kỳ thi chuẩn đầu ra là kỳ thi kết thúc học phần Anh văn 2 (đối với hệ TCCN và TCN) và học phần Anh văn 3 (đối với bậc Cao đẳng và Cao đẳng nghề). HSSV phải thỏa mãn điều kiện sau:

-         Điểm thi kết thúc học phần Anh văn 2 (đối với hệ TCCN và TCN) và học phần Anh văn 3 (đối với bậc Cao đẳng và Cao đẳng nghề) và điểm tổng kết học phần phải đạt từ 5.0 điểm trở lên thì được công nhận đạt học phần và công nhận hoàn thành chuẩn đầu ra.

-         Nếu điểm tổng kết học phần đạt từ  5.0 điểm trở lên; điểm thi kết thúc học phần nhỏ hơn 5.0 điểm thì sinh viên được công nhận đạt học phần nhưng phải tham gia thi lại đầu ra môn tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tinhọc.

-         Nếu điểm thi kết thúc học phần đạt từ 5.0 điểm trở lên nhưng điểm tổng kết học phần dưới 5.0 điểm thì sinh viên phải đăng ký học và thi lại học phần tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.

Điều 7. Tổ chức thực hiện:

1.      Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học:

a.     Tổ chức tập huấn giáo viên, biên soạn chương trình môn học, phương pháp học cho sinh viên trong quá trình giảng dạy. Đánh giá điểm kiểm tra trình độ sử dụng tiếng Anh của học sinh – sinh viên đầu khóa, chuyển điểm cho Phòng đào tạo sắp xếp lớp học cho học sinh – sinh  viên;

b.     Tổ chức học lại các học phần chưa đạt cho học sinh – sinh viên, phối hợp với PĐT công bố kết quả và sắp xếp lớp cho học sinh – sinh viên.

c.      Tổ chức thi lại chuẩn đầu ra cho học sinh – sinh viên chưa đạt, phối hợp với PĐT công bố kết quả, công nhận chuẩn đầu ra môn tiếng Anh cho học sinh – sinh viên.

2.     Phòng đào tạo:

a.     Tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của học sinh – sinh viên đầu khóa; sắp xếp kế hoạch học tập và tổ chức thi học kỳ cho tất cả các bậc đào tạo theo quy định.

b.     Tổng hợp, công bố kết quả của học sinh – sinh viên theo quy chế.

 

         

                                                                                                                                                                                                                        HIỆU TRƯỞNG

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI