Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Bài tham luận Hội nghị học tốt năm 2014: “Mô hình Câu lạc bộ học tập lớp QTKD – K6”

Rate this item
(0 votes)

 


I. Dẫn nhập

1. Đặt vấn đề:

Ngày nay, học không chỉ đơn giản là việc cắp sách đến trường nghe Thầy cô giảng bài rồi chép vô tập, về làm bài tập, thi cử, kiểm tra để có điểm, mà đi học mục đích là việc có được kiến thức và có được kỹ năng sống cũng như kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Những kỹ năng không phải tự dưng có, mà phải học hỏi từ Thầy cô, từ bạn bè. Trên lớp không có một giáo viên nào có thể hướng dẫn, chỉ bảo cho sinh viên biết mọi thứ trên đời mà sinh viên phải tự trải nghiệm để rút ra được kinh nghiệm cho mình.

Có thể nói, trong quãng đời sinh viên, nơi có thể va chạm và rút ra được nhiều thứ là tham gia các câu lạc bộ (CLB) của Trường, Đoàn thanh niên về các lĩnh vực học tập, giải trí, văn nghệ, Thể dục thể thao.

Những lợi ích của CLB mang lại:

  • Giúp cho sinh viên có được nơi học tập, tích lũy kiến thức
  • Là nơi giao lưu, giải trí, tích lũy kinh nghiệm cho các Sinh viên.
  • Giúp cho sinh viên có được những kỹ năng: làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức sự kiện
  • Giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, đoàn kết nội bộ hơn.

2. Các yếu tố để làm nên sự thành công của CLB:

a. Cố vấn học tập (CVHT):

  • Luôn quan tâm đến từng người, từng thành viên trong lớp học.
  • Luôn “trấn chỉnh” các bạn trong lớp để các bạn tốt hơn.
  • Hướng dẫn các công tác như: tổ chức, rút kinh nghiệm cho CLB hoạt động ngày tốt hơn.
  • Thông tin đến sinh viên về những hoạt động, thi cử, các phong trào của Trường.

b. BCS lớp:

  • Lớp trưởng (LT):

+ Có khả năng ra quyết định kịp thời và đúng đắn trong trường hợp không có mặt của CVHT.

+ Thường xuyên liên lạc, trao đổi với CVHT về tình hình của lớp, của CLB .

+ Phải có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động hàng tuần, hàng tháng cho cả lớp, cho CLB.

+ Triệu tập cuộc họp BCS lớp định kỳ hàng tuần, hàng tháng để lên kế hoạch làm việc trong tuần, tháng tới.

+ Phân công công việc của từng người, của từng tổ

  • Lớp phó (phong trào và học tập), các tổ trưởng:

+ Cộng tác, liên hệ chặt chẽ với CVHT, với LT

+ Thường xuyên góp ý với LT, với CVHT, trao đổi với LT và CVHT thường xuyên.

+ Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm với các lần triệu tập họp BCS lớp của LT.

c. Các thành viên trong lớp.

  • Cần hướng đến mục đích chung của lớp, cần nhiệt tình với những công việc của lớp.
  • Cần loại bỏ tư tưởng bảo thủ rằng: “không cần phải làm vì đã có người khác làm”.
  • Nên tuân thủ các qui định của nhà trường, của CVHT, của khoa chuyên môn.

II. Điều kiện và các giai đoạn để lập nên CLB học tập của lớp:

1. Điều kiện:

  • Các thành viên trong lớp phải hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của CLB học tập.
  • BCS lớp phải là những người năng động, nhiệt tình, là người phải đi đầu trong mọi phong trào của lớp.
  • Phải có kế hoạch cụ thể, rõ  ràng cho từng tuần, từng tháng về lịch học nhóm, học bù, kế hoạch hoạt động và phân công cụ thể.

2. Các giai đoạn để thành lập CLB:

a. Giai đoạn chuẩn bị:

  • Tổ chức hợp BCS lớp:đây là giai đoạn khó khăn nhất vì phải tìm ra phương hướng tốt để CLB hoạt động hiệu quả. Những nội dung khi họp: qui định giờ giấc, quỹ CLB, lịch học nhóm, những trò chơi tổ chức trong tiết sinh hoạt CVHT.

Lưu ý: Trước tiên BCS lớp cần thống nhất với nhau về những chương trình hoạt động của mình và trình nên CVHT để CVHT xét duyệt và góp ý.

  • Công tác vận động:

+ Cần vận động được 100% số lượng sinh viên khá, giỏi của lớp. Vì CLB học tập chủ yếu là bên mảng học tập của lớp, nên cần có những người khá, giỏi tham gia để chủ trì việc học nhóm, hướng dẫn các bạn học yếu làm bài tập và giúp BCS lớp quán xuyến việc hoạt động của lớp.

+ Vận động sinh viên trong lớp: Khi đã có sự ủng hộ của những sinh viên khá giỏi, BCS lớp cần thuyết phục mọi thành viên trong lớp tham gia CLB và giúp cho các bạn nhận thấy tầm quan trọng của CLB đến thành tích học cũng như những kỹ năng sống khi tham gia.

  • Tham khảo các mô hình học tập có hiệu quả trên các phương tiện: báo, internet, các phương tiện thông tin khác. Nhờ những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động.

b. Giai đoạn thành lập:

  • Bầu đội trưởng, nhóm trưởng:BCS cần họp tất cả những ai tham gia CLB để mọi người trao đổi và bầu chọn những chức danh như: đội trưởng, nhóm trưởng, theo sự tín nhiệm của các bạn để dễ dàng hoạt động hơn.
  • Triển khai mục tiêu hoạt động, mục tiêu cần đạt được, những việc cần làm trong học kỳ, tháng, tuần trước tập thể CLB.

Ví dụ:

+ Mục tiêu của học kì I, năm học số lượng khá của lớp 20 sinh viên, giỏi 3 sinh viên, bị nợ môn: không có sinh viên nào…

+ Mục tiêu tháng (ví dụ rơi vào tháng có thi giữa kỳ): nhiệm vụ của CLB là học nhóm nhiều hơn, thường xuyên lên thư viện để tìm tài liệu để giúp cho kì thi hoàn thành tốt hơn. Mục tiêu là hoàn thành tốt kỳ thi giữa kỳ

 

c. Giai đoạn hoạt động của CLB:

  • Sắp xếp lịch học nhóm: lớp trưởng dựa vào lịch học nhóm cam kết, lập thành một bản sau đó kiểm tra và động viên các bạn trong khi các bạn học nhóm, sau đây là lịch học nhóm tham khảo:
  •  

Ngày học nhóm

Môn học

Thời gian học

Địa điểm

  1.  
  1. 3/3/2014

Toán Kinh tế

14h – 15h

Phòng đọc thư viện

  1.  
  1. ác suất thống kê

15h15 – 17h

Phòng đọc thư viện

  1.  
  1.  

Quản trị nguồn nhân lực

8h – 10h

Phòng máy thư viện và phòng mượn

  1.  

 

 

  • Trao đổi những khúc mắc: trong quá trình học nhóm sẽ có những chỗ sinh viên không hiểu. Vì vậy trong tiết Sinh hoạt lớp, sinh viên có thể trao đổi với CVHT để CVHT giúp đỡ, hoặc có thể trao đổi với các nhóm khác để có thể giải quyết một cách ổn thỏa vấn đề.
  • Chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt cho CLB: lớp trưởng nên phân công mỗi nhóm (hoặc tổ theo đơn vị lớp) chuẩn bị một chuyên đề cho buổi sinh hoạt theo ý thích của các bạn. Phần thưởng và thưởng như thế nào thì tổ tự quyết định và quỹ lớp hỗ trợ một phần để không khí sinh hoạt sôi nổi hơn. Ví dụ: chuyên đề 1: hát cùng ca sỹ, làm thế nào để học tốt môn toán Kinh tế…

Một số lưu ý: nên lồng ghép chủ đề sinh hoạt cùng với tiết sinh hoạt CVHT để CVHT có thể góp ý và trao đổi với các bạn.

  • Mời những bạn sinh viên của lớp khác, khóa trước: nhằm trao đổi kinh nghiệm học tập và có thể rút ra kinh nghiệm cho CLB. Cần có những luồng gió mới đến từ những lớp khác, khóa trước.
  • Khen thưởng: cuối học kì, BCS lớp tổng kết để bầu chọn nhóm, tổ có thành tích ấn tượng nhất để khen thưởng. Đầu học kì mới, trong buổi đại hội Chi đoàn thì Ban chấp hành Chi đoàn nên xin ý kiến của CVHT để tiến hành khen thưởng những cá nhân có thành tích tốt như học khá giỏi...

III. Bài học kinh nghiệm:

  • Đối với công tác quản lí: cần lắng nghe những đóng góp của các thành viên, vì những đóng góp đó là những mặt hạn chế còn tồn tại.
  • Liên tục rút ra kinh nghiệm và đổi mới phương pháp hoạt động của CLB, lớp, cách học nhóm. Cần đổi mới nếu phương pháp hoạt động cũ không hiệu quả, không hấp dẫn.
  • Trao đổi, chia sẻ với nhau tài liệu mà nhóm mình tìm kiếm được. Thường lên thư viện để tìm tài liệu.
  • Chia sẻ kinh nghiệm học tập và học nhóm giữa các nhóm để có thể rút ra kinh nghiệm lẫn nhau.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trọng Quý

Lớp: QTKD – K6

 

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI