Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Rate this item
(0 votes)

Ngày 15/6/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Thông tư bao gồm 3 Chương, 15 Điều, quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên giảng dạy trình độ cao đẳng, giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, sơ cấp trong các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tập giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp. Nhà giáo dạy môn văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập áp dụng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành.

 I. Theo quy định của Thông tư, chức danh nghề nghiệp của giảng viên giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I), giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II), giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III):

1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp…

Về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Giảng viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I).

2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy…

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Giảng viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II).

3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) có nhiệm vụ:giảng dạy lý thuyết trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp…

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III).

4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) có nhiệm vụ:giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học…

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp để dạy thực hành trình độ cao đẳng; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2); có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III).

II. Chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng I), giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng II), giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III), giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III), giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng IV):

1. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp (hạng I) có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy...

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:Giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn có bằng tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I.

2. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy...

          Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:Giáo viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTBXH;Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II.

          3. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III có nhiệm vụ: Giảng dạy lý thuyết trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; Hướng dẫn thực tập; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy…

          Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III.

          4. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III có nhiệm vụ: Giảng dạy thực hành trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy; Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy...

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp để dạy thực hành trình độ trung cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III.

5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV có nhiệm vụ: Giảng dạy trình độ sơ cấp; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho học sinh thông qua quá trình giảng dạy; Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học; Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định; Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp; Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun được phân công giảng dạy; Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy...

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp để dạy trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH; Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên; Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/8/2018.

Nội dung chi tiết vui lòng xem trong file đính kèm tại đây!

                                                          PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI