Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Chung tay xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)

Văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng được với sự phát triển của xã hội hiện đại, xã hội dựa trên nền tảng kinh tế tri thức. Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên, giúp cho phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đạt hiệu quả, phương pháp dạy và học được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người rất ham đọc sách, báo và Người luôn coi trọng sách, báo. Người cho rằng nguyên lý và phương châm học là: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau, học ở dân”. Việc đọc đã trở thành nhu cầu, nếp quen trong sinh hoạt hằng ngày không thể thiếu được. Người cũng đã nói: đọc sách không chỉ đơn thuần là giải trí hay giải quyết các công việc sự vụ hoặc nâng cao tầm hiểu biết thông thường mà việc đọc còn giúp Người phục vụ cách mạng. Không chỉ là một người ham đọc mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc, tạo mọi điều kiện cho đồng bào tiếp cận và hưởng thụ món ăn tinh thần qua sách, báo. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người nhấn mạnh và nhắc nhở rõ với các đồng chí lãnh đạo là khi tổ chức hội có tiền thừa thãi thì nên làm những việc này: “Lập nơi xem sách, xem báo”.

Thực tế cho thấy trong những năm gần đây giới trẻ và sinh viên có xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách. Nếu có thích đọc thì các em cũng chỉ đọc truyện tranh, tiểu thuyết hay sách báo với nội dung đơn giản, giải trí là chủ yếu. Đồng thời, sự lấn lướt của mạng Internet và các phương tiện nghe, nhìn làm cho văn hóa đọc trong trường học bị suy giảm. Đa số sinh viên chỉ đọc và học khi các kỳ thi tới gần, học để đối phó, học để thi hoặc các em chỉ đọc khi giảng viên yêu cầu làm bài tập, bài thuyết trình, tiểu luận, khóa luận… Điều đó có nghĩa là chỉ khi bị bắt buộc thì sinh viên mới có ý thức đọc và việc đọc chỉ mang tính tức thời, khiến các em thiếu chủ động trong học tập và nghiên cứu. Dần dần chính việc mất thói quen đọc sách đã làm nghèo nàn tri thức, tâm hồn văn hóa của sinh viên.

Hiện tại các thư viện trường học tuy được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn trong quá trình hoạt động phục vụ người đọc như: Nguồn lực thông tin chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của giảng viên, sinh viên; chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hóa đọc; tuyên truyền, hướng dẫn và phát động phong trào đọc chưa trường xuyên.

Nhằm tạo nên thói quen đọc, môi trường đọc, đòi hỏi phải có sự chung tay của mọi thành viên trong nhà trường. Đó là:

- Sinh viên phải nắm được ý nghĩa của việc đọc sách:

+ Sách luôn là công cụ hỗ trợ các em học tập tốt.

+ Đọc sách sẽ giúp các em sử dụng ngôn ngữ, sử dụng thời gian tốt hơn và tránh xa những việc tán gẫu trên mạng xã hội, chơi game, rượu chè, cờ bạc…

+ Đọc sách giúp ta tìm được nhiều điều thú vị vận dụng vào thực tiễn và chia sẻ cho mọi người…

- Thư viện cần đẩy mạnh hoạt động đọc trong nhà trường như: Triển lãm sách báo; tổ chức các hội thi về sách; phối hợp với các nhà sách, nhà xuất bản để tặng sách và bán sách trợ giá, giảm giá cho sinh viên… Đồng thời, luôn quan tâm đến khâu marketing thư viện.

+ Xây dựng nguồn lực thông tin đa dạng và phong phú.

+ Phục vụ hòa nhã, thân thiện…

- Giảng viên phải luôn là người đi đầu trong việc tham gia phong trào đọc phục vụ học tập và nghiên cứu, là tấm gương tốt cho sinh viên noi theo, là động lực thúc đẩy các em xây dựng và hình thành thói quen đọc. Khi giảng dạy, giảng viên nên yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu giáo trình, tài liệu tham khảo để tích lũy kiến thức, phát triển tư duy trong học tập. Đồng thời, nên đổi mới phương pháp học, tạo sự tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Bên cạnh đó, giảng viên nên góp phần làm phong phú vốn tài liệu như: tặng sách, cung cấp thông tin, địa chỉ tài liệu tham khảo… Vừa qua, báo chí cũng đưa tin về một người thầy dạy văn ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã không ngại khó đi vận động sách trong suốt một năm, dành những phần quà là những quyển sách để lì xì cho các em nhân dịp năm mới nhằm khơi gợi trong học trò tình yêu sách, ham đọc sách để giúp ích cho đời.

- Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.

+ Tạo mọi điều kiện để thư viện hoạt động phục vụ nhu cầu đọc của sinh viên: thường xuyên đầu tư bổ sung vốn tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

+ Nên đưa kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm thông tin, sử dụng thư viện vào những nội dung giảng dạy chính thức và bắt buộc trong chương trình đào tạo của nhà trường .

Để xây dựng văn hóa đọc thành công thì mỗi thành viên trong nhà trường nên là một hạt nhân vững chắc cùng chung tay hoạt động. Đây là điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy và học, giúp cho giảng viên, sinh viên đến gần hơn với sách, báo, tài liệu. Đặc biệt, việc hình thành thói quen đọc sẽ tạo nền tảng cho việc tự học, học tập suốt đời của mỗi người. Đồng thời, góp phần xây dựng một xã hội học tập, đẩy lùi được nhiều tệ nạn giúp cho đất nước ngày một giàu, mạnh và văn minh.

Nguyễn Thị Hương – Thư viện

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

LƯỢT TRUY CẬP HÔM NAY

Hôm nayHôm nay7395
Tuần nàyTuần này43923
Tháng nàyTháng này40656
Tổng sốTổng số1991936